REACHING INTERNATIONAL REACH WITH ENTERPRISES
ENHANCE THE POSITION OF THE NATIONAL BRAND

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Nhân sự lớn tuổi hơn ‘Sếp’ - thách thức gặp phải là gì?

Ngày nay, độ tuổi không phải là yếu tố quyết định vị trí của một người tại công ty. Một nhân sự dù còn rất trẻ vẫn có thể làm quản lý, đào tạo và giám sát những người thậm chí còn lớn tuổi hơn mình. Tuy nhiên, để ngồi được ở vị trí tưởng chừng như mơ trong mắt người khác này, các nhà lãnh đạo trẻ tuổi lại phải trải qua những nỗi khổ và khó khăn riêng. 

Hoài nghi năng lực 

Tính chất công việc của quản lý và nhân sự cấp dưới là hoàn toàn khác nhau. Khi này, nhiệm vụ không còn đơn giản như chỉ làm tốt những việc được giao nữa mà phải đưa ra các định hướng đúng đắn, phù hợp; hướng dẫn nhân viên, hiểu rõ thị trường; đảm bảo thành công lâu dài. 

Kể cả khi có nhiều ý kiến cho rằng "tuổi tác không phải là vấn đề" hay “đánh giá nhân sự bằng độ tuổi là sai lầm, lạc hậu", trên thực tế những người trẻ đảm nhận vị trí cao vẫn sẽ không tránh khỏi việc hoài nghi năng lực. 

Tình huống thường xuyên xảy ra nhất khi làm ‘sếp' của nhân viên lớn tuổi đó là nhân viên sẽ nghi ngờ năng lực của sếp, kiểm tra chéo với các đồng nghiệp hoặc quản lý cấp cao hơn về lý lịch của người sếp này. 

Bên cạnh đó, khi xảy ra sai sót, những người sếp trẻ này sẽ là “nơi đổ tội” của trưởng ban và giám đốc. Lý do mà các quản lý cấp cao thường đưa ra cho những lỗi lầm đó là vì “Bạn còn quá trẻ, chưa đủ kinh nghiệm”.  

Không chỉ nhân viên thiếu tin tưởng, ngay cả đối tác cũng sẽ tương đối dè chừng trước những người quản lý trẻ tuổi này. Họ có thể sẽ phải nhận những nghi hoặc, những lời nói bóng gió từ phía khách hàng. 

Thêm vào đó, những người làm quản lý khi còn trẻ có thể phải đối mặt với 3 cơn đau đầu khác:

Lệch pha trong suy nghĩ: Khi ở cấp quản lý, việc đối diện với những người có chức vị cao hơn là điều không thể tránh khỏi, và thông thường khoảng cách tuổi tác lại càng nhiều hơn. Chính sự chênh lệch này sẽ gây ra sự lệch pha trong suy nghĩ, dẫn đến nhiều trường hợp không hiểu ý nhau. 

Đấu đá ngầm: Thực tế, có nhiều trường hợp nhân sự trẻ được đề xuất làm trưởng nhóm trong khi vị trí đó vốn được nhắm đến bởi những anh chị khác trong nhóm, dẫn đến việc tranh giành quyền lực. 

Dễ tự phụ: Còn trẻ đã được ngồi ở vị trí cao hơn người khác sẽ dễ khiến nhân sự quá huyễn hoặc vào bản thân, nhiều khi vì tham vọng mà thành ra gây hại cho chính mình.  

Ngoài ra, những vị quản lý/lãnh đạo trẻ tuổi cũng không tránh khỏi những lời đàm tiếu về gia cảnh. Những tin đồn “con ông cháu cha", “sinh ra ngậm muỗng vàng", có “ô dù" chắc hẳn không phải điều hiếm gặp. 

Minh oan cho quản lý trẻ

Việc hoài nghi năng lực của quản lý/lãnh đạo trẻ là không cần thiết, bởi không phải cứ trẻ thì người đó không có kinh nghiệm. Có những người làm nhiều năm mà vẫn đứng im tại chỗ, trong khi có những người chỉ sau 1-2 năm đã có thể tiếp thu, học hỏi và phát triển rất nhanh. Nếu chỉ dùng số năm kinh nghiệm để đánh giá năng lực một người là hoàn toàn không công bằng với những bạn có tốc độ phát triển nhanh hơn người khác. 

Bên cạnh đó, sếp trẻ cũng bỏ công sức trau dồi như người khác, thậm chí là nhiều hơn chứ không phải mới ra trường là đã được làm quản lý. 

Từ đó có thể rút ra 3 tư tưởng cần phải điều chỉnh về tốc độ thăng tiến của một nhân sự: 
Thời đại ngày nay đầy biến động, kinh nghiệm nhiều năm chưa chắc có thể đương đầu được với tình thế chóng mặt của thị trường, do vậy tuổi nghề chưa chắc đã quan trọng.

Bất cứ ai cũng phải có thời gian nhất định để nắm rõ cách vận hành và chắc tay trong công việc, do vậy không phải mới vào chưa quen việc nghĩa là sếp không có năng lực. 

Mỗi người có tốc độ phát triển và học hỏi khác nhau, do đó không cần thiết phải thăng tiến dần dần theo từng cấp một. 

Khi nào một người trẻ có đủ khả năng làm ‘Sếp’?

Mặc dù độ tuổi là đặc điểm nhận nhiều bàn tán nhất, tuy nhiên đây không phải yếu tố tác động đến kết quả thăng tiến. Người trẻ sẽ được thăng tiến làm quản lý nếu họ chứng minh được năng lực vượt trội hơn phần đông những người khác.

Phần lớn người trẻ sẽ được bổ nhiệm làm cấp cao khi:

  • Chứng minh được năng lực vượt trội, bao gồm năng lực trong công việc chuyên môn và năng lực quản lý. 
  • Phù hợp với vị trí được bổ nhiệm (đảm bảo các yếu tố về sức khỏe, thời gian, nhiệt huyết, sự quyết tâm…) 
  • Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng khác đó là những người hướng dẫn vĩ đại hơn đứng đằng sau. Nếu không tồn tại những người có kinh nghiệm nhận thấy tiềm năng và tận tình chỉ bảo, dẫn dắt,  làm sao những người trẻ ấy có thể phát triển được?

Nguyên tắc quản lý nhân sự lớn tuổi hơn

Gây dựng mối quan hệ tốt, tạo niềm tin với đồng nghiệp cấp dưới và để họ thể hiện bản thân: Nếu người quản lý biết cách làm cho đồng nghiệp dù hơn tuổi vẫn cảm thấy họ đủ khả năng dẫn dắt, biết cương biết nhu đúng lúc đúng chỗ để mọi người có sự thoải mái nhất định trong công việc dần dần những ngờ vực hay mâu thuẫn trong công việc sẽ được xóa bỏ. 

Để nhân viên được tự chủ trong sản phẩm của mình và tự do thể hiện quan điểm: Tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, can thiệp khi cần thiết và định hướng cho họ, như vậy mọi người sẽ cảm thấy đây giống như mối quan hệ đồng nghiệp hơn là mối quan hệ sếp - cấp dưới, từ đó có thể tự do chia sẻ quan điểm hơn. 

Làm việc chuyên nghiệp, luôn có định hướng trong mọi việc.

Biết vạch ranh giới nhất định trong công việc: Trong đời sống bình thường, người quản lý sẽ cần thể hiện thái độ tôn trọng, kính nhường với những người lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, trong công việc, mọi thứ sẽ phải tuân theo quy trình chuẩn chỉnh nhất, theo thứ tự cấp bậc rõ ràng.
 

KNA accompanies you on your journey forward
Together develop sustainably & prosper

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
PRICE LIST