REACHING INTERNATIONAL REACH WITH ENTERPRISES
ENHANCE THE POSITION OF THE NATIONAL BRAND

MENU

Bước 1: Xem xét mục tiêu của sản phẩm cần chứng nhận CE

Bước đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu của sản phẩm. Bước này là tiền đề quan trọng cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Xác định các Tiêu chuẩn / Quy định CE hiện hành

Có hơn 20 tiêu chuẩn và quy định CE khác nhau áp dụng cho những loại sản phẩm khác nhau. Có thể áp dụng nhiều Tiêu chuẩn / Quy định cho một sản phẩm. Ngược lại, có những sản phẩm không bắt buộc phải gắn dấu CE, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét kỹ sản phẩm của mình có thuộc phạm vi phải chứng nhận CE Marking hay không.

Bước 3: Xác định yêu cầu đối với sản phẩm theo các Tiêu chuẩn / Quy định CE liên quan

Mỗi chỉ thị sẽ đặt ra các yêu cầu pháp lý hay còn gọi là yêu cầu thiết yếu mà sản phẩm phải tuân thủ. Sản phẩm muốn được gắn dấu CE thì phải đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu cần thiếttừ các Tiêu chuẩn / Quy định liên quan

Bước 4: Xem xét có cần bên thứ ba xác minh sự tuân thủ hay không

Một số chỉ thị yêu cầu sản phẩm của doanh nghiệp phải trải qua sự kiểm tra và chứng nhận của bên thứ ba để chứng minh sản phẩm đó phù hợp với các yêu cầu thiết yếu hiện hành. Bên thứ ba này phải là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của EU ủy quyền đánh giá.

Nếu doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn hài hòa để xác định sự phù hợp thì không cần phải thực hiện chứng nhận với bên thứ ba mà có thể dựa vào cơ sở sản xuất của họ để tự đánh giá sự phù hợp.

Bước 5: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm

Doanh nghiệp cần đánh giá sản phẩm của mình xem có phù hợp với các yêu cầu hiện hành của Tiêu chuẩn / Quy định liên quan hay không. Trường hợp không có đủ máy móc, phương tiện, kỹ thuật để kiểm tra thì doanh nghiệp phải gửi mẫu sản phẩm tới một đơn vị thử nghiệm được cấp phép để kiểm nghiệm chất lượng.

Bước 6: Đánh giá sự phù hợp của hệ thống

Tổ chức chứng nhận CE sẽ tiến hành đánh giá hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết kế, sản xuất và / hoặc hoạt động của sản phẩm, đánh giá hiện trường để tiến hành xác minh sự phù hợp của sản phẩm

Bước 7: Xây dựng Hồ sơ kỹ thuật

Các chỉ thị về CE đều yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng và cung cấp tài liệu kỹ thuật chứa thông tin chứng minh sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn / Quy định hiện hành. Trong đó có các thông tin:

  • Sơ đồ tổ chức
  • Tài liệu mô tả đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm
  • Bao bì, nhãn dán sản phẩm
  • Kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm
  • Kế hoạch quản lý, kiểm soát máy móc, thiết bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm sản phẩm
  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Bước 8: Nhận chứng chỉ CE và dán nhãn CE Marking trên sản phẩm

Sau khi chứng minh được sự phù hợp, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ CE. Tới đây, doanh nghiệp có thể đưa ra Tuyên bố về sự phù hợp của sản phẩm. Nội dung của tuyên bố bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Tên/loại sản phẩm
  • Những chỉ thị áp dụng
  • Tiêu chuẩn nào được sử dụng
  • Nơi có thể tìm thấy kết quả kiểm tra
  • Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp

Sau khi tuyên bố về sự phù hợp thì sản phẩm sẽ được dán nhãn CE (CE  Marking) theo quy định

KNA accompanies you on your journey forward
Together develop sustainably & prosper

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
PRICE LIST