THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp
Rất nhiều người có có mong muốn thành lập một công ty của riêng mình nhưng để thành lập được một doanh nghiệp, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau. Bài viết sau đây nói về những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp.
ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
1. Thông tin của chủ thể
- Có chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Hộ chiếu
- Có đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức,…)
Tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết trước khi bắt tay vào "start up"
2. Thông tin loại hình doanh nghiệp
Có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:
- Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
- Công ty tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);
Lưu ý: các loại hình công ty có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập doanh nghiệp bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề nên lựa chọn loại hình nào. Sau khi doanh nghiệp hoạt động ổn định, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình nếu thấy không phù hợp
3. Thông tin về lĩnh vực kinh doanh
Trước khi thành lập, bạn cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Sau đó cần tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền trước khi hoạt động.
4. Thông tin vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của bạn đặt ra yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
Từ đó chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh tốt nhất
Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký vốn điều lệ quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại khá phức tạp và mất thời gian.
5. Thông tin người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
Đây là người đại diện cho doanh nghiệp để ký kết giấy tờ, ký kết hợp đồng và làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật. Dưới đây là những điều cần biết trước khi thành lập công ty về người đại diện theo pháp luật.
- Các chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.
6. Thông tin cơ bản khác
Các thông tin cơ bản khác bao gồm:
- Tên công ty: Tránh chọn những tên gọi trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Địa chỉ công ty: Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP Trung ương/ Tỉnh
DANH SÁCH HỒ SƠ CẦN CÓ ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Giấy tờ tùy thân
CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ đầu tư, các cổ đông, các thành viên góp vốn và người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách các cổ đông / thành viên (Với hình thức doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên, cổ phần)
- Quyết định cử người đại diện pháp luật
- Một số tài liệu khác theo từng yêu cầu cụ thể
QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Chuẩn bị các thông tin và hồ sơ đã liệt kê ở bên trên.
- Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Nhận kết quả giấy phép đăng ký doanh nghiệp và đăng thông báo
- Khắc dấu pháp nhân đại diện doanh nghiệp
- Thông báo mẫu dấu tại Sở Kế hoạch & Đầu tư
- Đăng ký mua chữ ký số (Token)
- Mở tài khoản ngân hàng
- Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
- Thông báo phát hành hóa đơn
THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ LÂU KHÔNG?
Sau 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp
Tương tự sau 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, bạn có thể đăng bố cáo, khắc con dấu, thông báo mẫu con dấu:
Sau 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, bạn có thể kê khai thuế ban đầu + đăng ký hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty
- Lập sổ sách kế toán của Doanh nghiệp
- Báo cáo thuế hàng tháng/quý
- Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
- Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
- Về thuế môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 25/2/2021 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên hoạt động
Bắt tay ngay từ hôm nay để không bỏ lỡ những cơ hội
Trên đây là những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp, để được hướng dẫn cụ thể, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com